5 điều giúp bạn tăng tốc website WordPress

Thời gian tải trang web của bạn có thể tạo ra hoặc phá vỡ cơ hội thành công. Đây là nội dung quan trọng, vì vậy không có gì lạ khi “cách tăng tốc WordPress” luôn là một chủ đề nóng trong lĩnh vực WordPress. Đối với các trang web truy cập nhanh, phần thưởng hấp dẫn đang chờ đợi: Google đã xác nhận rằng tốc độ trang web là một yếu tố xếp hạng trong thuật toán của nó. Các trang web nhanh xếp hạng cao hơn và tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn.

Các trang web tải nhanh và có trải nghiệm người dùng tốt mang đến nhiều lượt xem trang hơn, thời gian trên trang lâu hơn và các chỉ số quan trọng khác. Trang web nhanh có nghĩa là khách truy cập hài lòng.

Một trang web chậm chạp có thể là “sát thủ” tỷ lệ chuyển đổi của bạn – giảm 47% nếu chờ quá 2 giây. Các trang web nhanh có tỷ lệ chuyển đổi cao và lợi nhuận tốt hơn.

Theo chúng tôi, đó là vấn đề thời gian và sự thiếu tự tin. Tất nhiên, phần “thời gian” là tự giải thích, nhưng đối với những người dùng WordPress chưa có kinh nghiệm, những từ phổ biến như “tối ưu hóa” nghe rất đáng sợ. Các bài viết về tối ưu hóa tốc độ chứa nhiều vấn đề kỹ thuật, dẫn đến việc nhiều người dùng WordPress hiểu nhầm rằng họ không thể làm được, vì vậy chấp nhận những phương án có chi phí cao hoặc từ bỏ.

Tuy nhiên, điều này đơn giản không phải như vậy. Bất kỳ ai cũng có thể tăng tốc WordPress, dù thực sự kết quả không thể đạt tối đa như mong muốn. Dưới đây là những gợi ý mà bạn nên cân nhắc để mang lại hiệu quả tốc độ và trải nghiệm tốt hơn.

Lựa chọn dịch vụ Hosting có tốc độ tốt

Nhà cung cấp hosting nào cũng cố gắng mang lại dịch vụ tốt, nhưng nền tảng máy chủ, bao gồm phần cứng và đường truyền cũng rất quan trọng. Thêm vào đó, số lượng các tài khoản trên máy chủ cũng rất quan trọng.

Nếu bạn đang sử dụng 1 dịch vụ hosting giá rẻ, đừng mong gì website của bạn sẽ nhanh. Các dịch vụ cloud đang ngày càng phổ biến, và bạn có thể tận hưởng trải nghiệm web nhanh thông qua các nền tảng đó. Các yếu tố cân nhắc đến có thể kể đến:

  • Nếu bạn đang sở hữu máy chủ (dedicated server): đường truyền, băng thông, chip và ổ cứng SSD
  • Nếu bạn đang sở hữu VPS: công cụ quản trị, ổ cứng SSD, số lượng website đang đặt chung 1 VPS
  • Nếu bạn đang sở hữu 1 gói hosting: số lượng tài khoản có quá đông, gói giới hạn CPU, RAM như thế nào

Các đơn vị cung cấp hosting cũng thường đưa công nghệ tối ưu vào, chẳng hạn như Nginx, OpenLiteSpeed hay Litespeed. Hãy đọc kĩ xem những công nghệ ấy có ảnh hưởng tới website của bạn hay không.

Sử dụng plugin cache trên website

Cache là cách chúng ta giúp website lưu các bản nhớ tạm thời trên máy chủ và trên trình duyệt. Hiểu nôm na, nếu có 100 người truy cập vào cùng 1 trang, thay vì website tải 100 lần dữ liệu đó từ database, hệ thống đã tạo 1 bản sao của trang đó và chỉ người đầu tiên (số 1) là tải từ database, còn 99 người kia thực sự đang truy cập 1 trang được lưu cache. Thú vị không?

Các plugin cache phổ biến nhất của WordPress có thể kể tới bao gồm: W3 Total Cache, Super Cache. Bạn cũng có thể sử dụng Litespeed Plugin nếu máy chủ có hỗ trợ. Trong danh sách trên, W3 Total Cache có vẻ hoạt động tốt với phần lớn website và có nhiều cấu hình các tầng khác nhau, như Database Cache, Object Cache, Fragments Cache,…

Tối ưu hình ảnh tải lên web

Đừng để website tải chậm vì phải tải các ảnh có kích thước quá lớn. Giảm kích thước, và cả giảm dung lượng nữa thông qua các công cụ nén ảnh miễn phí như TinyPNG, hoặc sử dụng các plugin có chức năng nén ảnh, chẳng hạn như Smush Image Optimizer (miễn phí) hay một vài plugin trả phí để có kết quả tốt.

Một mẹo bạn ít để ý là khi up ảnh lên trên web, hãy chú ý tới chiều rộng x dài tối đa ảnh có thể chiếm, từ đó bạn chọn kích thước cỡ khoảng 1,2x lần so với đó là có kết quả tốt nhất.

Lựa chọn một giao diện tốt

Dù có hàng nghìn giao diện để bạn tha hồ lựa chọn, phần đông trong số đó không có cam kết về page speed. Thực tế trong số hàng trăm top giao diện trên các chợ mua bán giao diện, chúng tôi đã  thử và đều thấy sẽ không thể kì vọng gì vào một giao diện mua sẵn phục vụ cho hàng trăm mong muốn khác nhau, lại đều có kết quả tốt cả.

Các giao diện tốt nhất đều cần thiết kế bởi chuyên gia. Và có thể bạn không biết, page builder là nguyên nhân phần lớn dẫn tới việc web ngày càng nhiều công cụ và bố cục, song cũng quá nặng nề và rất khó để giảm thiểu dung lượng khi hiển thị với người dùng.

Giảm thiểu số plugin sử dụng

Nhiều chức năng trên website có thể bật bằng plugin, nhưng hãy cân nhắc thật kĩ. Chúng tôi thấy nhiều vấn đề xảy ra khi website có từ 15 plugin được kích hoạt, mà phần đông đến từ việc tổ chức code của những plugin có vấn đề. Chẳng hạn, một tính năng mở rộng cho trang sản phẩm nhưng các thành phần này lại tải cả ở trang chủ trong khi không hề cần thiết. Bạn có gặp trường hợp tương tự như vậy không?

Vậy đâu là câu trả lời đúng cho việc tối ưu website dễ dàng nhất?

Hãy tìm kiếm một chuyên gia. Chúng tôi – chẳng hạn – hay gặp các vấn đề của khách hàng trên các website cũ. Và gói Tối ưu website đôi khi không giải quyết được vấn đề, dẫn tới đề xuất xây dựng lại website với phiên bản nhỏ gọn, tối ưu, dễ sử dụng. Cách mà chúng tôi xây dựng gói Web công ty hay Web bán hàng đều nhằm mang lại trải nghiệm đơn giản và dễ dùng nhất, đặc biệt là cam kết pagespeed từ 80 điểm trở lên.

Đánh giá post

Bài viết liên quan