Xu hướng sử dụng nội dung Web Stories đã nổi lên gần đây trong lĩnh vực sáng tạo nội dung kỹ thuật số, khi người xem ngày càng muốn nhìn trực quan và sử dụng thiết bị di động. Công cụ này đóng vai trò là cầu nối để người sáng tạo nội dung thu hút khán giả bằng những câu chuyện hấp dẫn sinh động, nhưng cũng trở thành một plugin mà bất kỳ team marketing nào muốn triển khai cho doanh nghiệp giúp cải thiện kết quả tìm kiếm thứ hạng của mình.
Plugin Web Stories dành cho WordPress
Plugin Web Stories do Google phát triển, được cài đặt trên các website sử dụng WordPress giúp website tạo ra các nội dung hấp dẫn, lôi cuốn về mặt hình ảnh, được thiết kế riêng cho hệ sinh thái của Google.
Plugin này cho phép bạn tạo các câu chuyện ngắn tương tự như những câu chuyện trên Instagram hoặc Snapchat, nhưng được lưu trữ trực tiếp trên trang web của riêng bạn. Về cơ bản, plugin này biến các trang web từ cơ bản trở thành trải nghiệm kể chuyện tương tác được tối ưu hóa để xem trên điện thoại.
Cài đặt plugin Web Stories trên WordPress
Bạn truy cập vào link này để tải và cài miễn phí từ cộng đồng WordPress.
Sau khi cài xong, bạn sẽ thấy xuất hiện menu Stories như trong hình:
Tiếp theo, bạn có thể thêm “Add New Story“, giao diện để biên tập sẽ hiện ra. Lưu ý có phần gợi ý Quick Tips nên làm theo.
Các video stories nên để ở định dạng dọc xuất từ máy điện thoại ra, và bạn có thể chọn thêm làm nền (Background Video) nhé.
Lợi ích của việc sử dụng Plugin Google Web Stories
Tăng cường tương tác với người dùng thật trên website
Trong môi trường văn hóa internet phát triển nhanh như hiện nay, người dùng thường lướt qua nội dung thay vì tương tác nhiều với nội dung đó. Định dạng web stories có thể tăng cường đáng kể sự tương tác của người dùng bằng cách cung cấp các thông tin ngắn gọn, dễ hiểu. Hãy tưởng tượng việc cuộn qua một câu chuyện phong phú về mẹo du lịch hay thi công nội thất — sự kết hợp giữa hình ảnh sống động, văn bản ngắn gọn và hình ảnh động hấp dẫn có thể thu hút khán giả hiệu quả hơn nhiều so với các bài đăng trên blog truyền thống. Điều này có thể ngụ ý rằng các thương hiệu tận dụng plugin này có thể thấy tỷ lệ giữ chân tăng lên và kết nối chặt chẽ hơn với khán giả của họ.
Cải thiện khả năng SEO website
Điều thú vị là việc sử dụng plugin Google Web Stories cũng có thể mang lại lợi ích đáng kể về Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Vì những câu chuyện này được Google lập chỉ mục nên chúng có thể xuất hiện trong kết quả Tìm kiếm của Google và nguồn cấp dữ liệu Khám phá, mang lại lưu lượng truy cập tự nhiên cho trang web của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn không chỉ tạo ra một câu chuyện hấp dẫn về mặt hình ảnh mà còn có khả năng thu hút những người dùng mới tình cờ tìm thấy câu chuyện của bạn trong quá trình tìm kiếm trực tuyến. Nhờ vậy, bạn có khả năng tăng hiển thị và dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, khiến plugin WordPress này trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi tiếp cận của mình.
Dễ dàng sử dụng trên nền tảng CMS WordPress
Thay vì bạn biên tập nội dung qua các công cụ làm video trên máy tính trước đây, các short video ngắn do plugin Google Web Stories tạo ra rất dễ thực hiện, hoàn toàn miễn phí, và có thể công bố nội dung phát hành rất nhanh gọn.
Một mẹo khác là bạn có thể lấy các video đã làm trước đây theo định dạng short video từ các kênh social khác (như Youtube, Facebook) và import vào trên plugin này để đẩy nội dung lên web.
Những điều bạn cần chuẩn bị khi sử dụng Plugin Google Web Stories
Chuẩn bị nội dung hấp dẫn và thu hút
Các khách hàng tại Code Tốt, khi sử dụng Google Web Stories để công bố trên website, hầu hết có sẵn nội dung video sẵn sàng tải lên. Nội dung nên đa dạng và hấp dẫn, từ những câu chuyện nhỏ sinh động xoay quanh dịch vụ, sản phẩm, các hình ảnh hoạt động công ty, tới những câu chuyện thú vị về mẹo vặt sử dụng hay các chủ đề có tính thực tế được nhiều người quan tâm.
Chuẩn bị tài nguyên hệ thống
Khác với mô hình tải video lên Youtube, sử dụng Google Web Stories trên web WordPress sẽ tải và tạo ra video trên cùng nền tảng. Bạn nên cân nhắc phương án nâng cấp, bao gồm:
- Thêm dung lượng cho hosting/VPS để lưu trữ video nhiều hơn
- Sử dụng dịch vụ S3 để lưu trữ media độc lập
- Sử dụng CDN để tải bản cache của media giúp giảm truy cập vào máy chủ chính
Các gợi ý trên có thể được triển khai nếu khách hàng có dịch vụ bảo trì website tại Code Tốt nhé.
Xây dựng landing page riêng cho nội dung Google Web Stories
Một điều quan trọng không kém là trình bày nội dung. Code Tốt đề xuất bạn nên triển khai các concept dạng Bản tin công ty như sau mà các khách hàng tại Code Tốt đã đề nghị thực hiện:
Link tham khảo: Bản tin Kosmos
Mô hình chung là kết hợp giữa nội dung Google Web Stories, và tạo thêm 1 Newsfeed tương tự Facebook.
Nếu bạn quan tâm và muốn triển khai giao diện trang tương tự, liên hệ với Code Tốt để được tư vấn và báo giá.
Đọc thêm bài viết từ Google