Trong thời đại website trở thành công cụ bán hàng và giới thiệu thương hiệu tới đại chúng, việc chăm sóc website và tìm cách tối ưu website hiệu quả trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng. Trong bài viết này, chuyên gia về Web – Code Tốt sẽ chia sẻ các vấn đề bạn cần quan tâm khi muốn thực hiện công việc này.
Các vấn đề cần quan tâm trước khi tìm cách tối ưu website
Để bắt đầu, bạn cần nắm được những vấn đề mà website thường gặp phải. Từ đó, ta mới lên phương án xử lý vấn đề. Qua kinh nghiệm làm việc nhiều năm với các khách hàng có nhu cầu chuyển website sang WordPress, hoặc tối ưu website, thì các điểm sau là dấu hiệu của một website cần tìm cách tối ưu website càng sớm càng tốt.
Website tải trang chậm
Không nghi ngờ gì nữa, một website chậm là dấu hiệu cụ thể và rõ ràng cho thấy tối ưu website là nhiệm vụ ưu tiên. Phần lớn chuyên gia về digital marketing cho rằng thời gian tải trang sau 3 giây là dấu hiệu website chậm và khiến người dùng dễ rời bỏ website của bạn.
Trong vấn đề này, Google cũng đưa ra bộ chỉ số Core Web Vitals xác định các chỉ số giúp bạn tối ưu theo từng mục khác nhau.
Phần lớn chúng ta quan tâm tới chỉ số PageSpeed Insight, và có thể bạn chỉ đang quan tâm tới chỉ số này, nhưng hãy lưu tâm tới các vấn đề tiếp theo, bao gồm:
Website có quá nhiều hiệu ứng animation
Xu hướng làm website hiệu ứng đẹp và phức tạp vẫn còn đó, nhưng không còn được nhiều công ty chú trọng nữa. Lý do rất đơn giản: website hiệu ứng đẹp sẽ đòi hỏi tài nguyên máy tính của người dùng nhiều, trong khi phần lớn ngày nay khách hàng có thói quen truy cập website bằng điện thoại, máy tính bảng,… vốn không có nhiều tài nguyên để tải trang.
Website có chỉ số tối ưu onpage SEO thấp
Onpage SEO cho website là công việc không thể thiếu để gia tăng thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm. Nếu website của bạn khó hiểu, không có cấu trúc rõ ràng và thiếu nhiều tiêu chí để bot hay người dùng tương tác, sử dụng, bạn đã đánh mất cơ hội lớn để hiện diện tốt hơn trong Google, Bing, Cốc Cốc, Yandex – những công cụ tìm kiếm phổ biến.
Website có nhiều lỗi trong mã nguồn
Không gì tệ hơn khi truy cập website mà thành phần tải trang cho hiển thị ra nhiều kết quả lỗi. Đó là kết quả của những team phát triển web không có quy trình và phương án kiểm tra, xử lý dự án trong và sau quá trình website vận hành. Nó cũng dẫn tới việc website bị đánh giá thấp trong mắt khách hàng và rời xa khả năng tiếp cận khách hàng.
Đừng sử dụng cách tối ưu website kém hiệu quả
Một trong những nhầm lẫn và thiệt hại lớn khi bạn tìm cách tối ưu website chỉ qua chỉ số PageSpeed Insights (trong mục Kiểm tra). Thực tế cho thấy, nhiều dự án thì chỉ số Page Experience (Trải nghiệm) trong Google Search Console quan trọng hơn nhiều và phản ánh chính xác hơn do lấy mẫu từ người dùng thực tế.
Hơn nữa, ở thị trường tối ưu website, một số bên sử dụng các hình thức tối ưu bằng thủ thuật qua mặt hệ thống tính điểm: khi bot vào quét, điều kiện sẽ chỉ trả ra một kết quả ảo nhưng thực tế website vẫn chậm.
Một vấn đề khác là tối ưu ở thiết bị nào? Máy tính hay thiết bị di động? Dù việc tối ưu website trên thiết bị di động khó hơn nhiều, nhưng nếu bạn gặp đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, thì cách tối ưu website đúng cách vẫn sẽ có các chỉ số tốt.
Cách tối ưu website hiệu quả như thế nào
Từ những phân tích ở trên, bạn hãy cân nhắc các phương án tối ưu website theo gợi ý sau:
Cải thiện tốc độ website
Đây là một công việc phức tạp. Và đừng bị lừa bởi các chỉ số PageSpeed Insight khi kiểm tra. Hãy thực hiện các phương án đề xuất bao gồm:
- Nén ảnh trong toàn bộ website
- Nén dung lượng file CSS, JS (gọi chung là assets) nhỏ nhất
- Gộp và giảm dung lượng file CSS
- Chia file CSS thành trong màn hình đầu tiên (first-view) và dưới màn hình, và tải ở hai thời điểm khác nhau
- Bật hệ thống caching, sử dụng kết hợp caching trình duyệt, caching trên máy chủ, caching trong CSDL
Giảm hiệu ứng trong website
Nếu bạn có một website với nhiều, rất nhiều hiệu ứng, hãy nghĩ tới việc giảm bớt nó. Thực tế cho thấy, với các hiệu ứng liên tục và quá màu mè, khách hàng đi từ cảm giác ngạc nhiên và thú vị sang khó chịu và khó theo dõi. Thời điểm này, các website thân thiện về mặt UX sẽ có sự đón nhận tốt hơn từ người dùng.
Tối ưu chỉ số SEO onpage
Có nhiều công cụ miễn phí để tối ưu SEO On-page, nhưng nhìn chung bạn cần can thiệp về mặt code và cấu trúc trang để hoàn thiện phần chỉ số này. Nếu sử dụng các website giá rẻ, có thể điều này sẽ khó xử lý hơn do một số giới hạn.
Khắc phục các lỗi mã nguồn
Rất nhiều website chậm và rất chậm do kết quả của việc sai truy vấn dữ liệu hoặc các phương án kiểm tra điều kiện trong code không hợp lý. Sau khi tối ưu mã nguồn qua những công cụ như plugin Query Monitor trong WordPress, khắc phục xong các lỗi trên, bạn sẽ nhận ra website có chất lượng hơn và truy cập nhanh hơn.
Kết luận
Mặc dù những gợi ý về cách tối ưu website ở trên không phản ánh đầy đủ các công việc bạn cần, hãy cân nhắc thử một trong các cách tối ưu website và xem hiệu quả. Chỉ có thử lần lượt từng phương án mới có thể đánh giá hết việc làm chính xác hay không.
Nếu bạn không rõ công việc này như thế nào, hãy cân nhắc dịch vụ tối ưu website của Code Tốt giúp bạn làm việc này nhé.