Core Web Vitals là gì và cách tối ưu các chỉ số tăng trải nghiệm trang

Trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu trên Internet, việc doanh nghiệp sở hữu một website nhanh, mượt và thân thiện với người dùng là việc tối quan trọng. Vậy làm thể nào để tăng các chỉ số trải nghiệm trang, hãy cùng Code Tốt tìm hiểu ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN NÊN BIẾT

Bài viết này giải thích và đưa ra hướng dẫn dành cho người có kinh nghiệm về kỹ thuật xử lý website. Nếu bạn sở hữu website và gặp các vấn đề này, hãy tham khảo bảng giá dịch vụ tối ưu website hoặc liên hệ qua Zalo để được tư vấn.

Bạn có biết mục đích thật sự của Bảo trì website là gì không? Bảo trì bao gồm các hoạt động bảo mật để đảm bảo trang web an toàn và bảo vệ dữ liệu người dùng. Tối ưu hóa Core Web Vitals có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và tốc độ tải trang.

Để nâng cao trải nghiệm người dùng trên website, công cụ tìm kiếm Google đã công bố bộ chỉ số Core Web Vitals vào tháng 05 năm 2020. Hãy cùng tìm hiểu về Core Web Vitals và cách cải thiện các chỉ số này nhé.

Chỉ số trải nghiệm trang từ Báo cáo trải nghiệm về Core Web Vitals
Chỉ số trải nghiệm trang từ Báo cáo trải nghiệm về Core Web Vitals

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một bộ các chỉ số đo lường hiệu suất trang web và trải nghiệm người dùng. Các dữ liệu này được sử dụng để giúp các team phát triển web hiểu cách website hoạt động từ phía người dùng và xác định các nội dung, thành phần cần cải thiện.

Nói cách khác, nhờ có các chỉ số của Core Web Vitals, các khái niệm “web đẹp” sẽ dần dần được thay thế bằng “web tối ưu trải nghiệm người dùng”. Ở đây, hành vi người dùng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới nhiều chỉ số khác, bao gồm thời gian trong trang, các hành vi tương tác,…

Sự ra đời của Core Web Vitals là một phần quan trọng để thừa nhận sự ảnh hưởng tích cực về cải thiện trải nghiệm người dùng sẽ mang đến những lợi ích về doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập, hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Các chỉ số trong Core Web Vitals

Bộ chỉ số Core Web Vitals bao gồm các yếu tố sau:

Largest Contentful Paint (LCP) trong bộ chỉ số Core Web Vitals
Largest Contentful Paint (LCP) trong bộ chỉ số Core Web Vitals

Largest Contentful Paint (LCP)

Largest Contentful Paint (LCP) là chỉ số đo tốc độ tải thành phần lớn nhất trong trang. Thành phần này có thể là ảnh, văn bản như tiêu đề, hay video, quan trọng hơn, đây là những thành phần sẽ hiện lên trong màn hình hiển thị đầu tiên của trang web.

Điểm LCP tốt: ít hơn 2.5 giây.

Xem bài viết chi tiết về Largest Contentful Paint và cách tối ưu.

Chỉ số First Input Delay trong Core Web Vitals
Chỉ số First Input Delay trong Core Web Vitals

First Input Delay (FID)

Chỉ số First Input Delay được tính toán dựa trên mức độ phản hồi của trang web. Đó là thời gian cần thiết để website có thể phản hồi tương tác đầu tiên với người dùng, chẳng hạn như bấm vào nút CTA, liên kết hay nhập nội dung vào form tìm kiếm.

Điểm FID tốt: ít hơn 100ms (mili-giây).

Xem bài viết hướng dẫn tối ưu First Input Delay (FID)

Chỉ số Cumulative Layout Shift trong Core Web Vitals
Chỉ số Cumulative Layout Shift trong Core Web Vitals

Cumulative Layout Shift (CLS)

Chỉ số Cumulative Layout Shift giúp đo lường độ ổn định về mặt hình ảnh của trang web. Nó được tính dựa trên số lần bố cục cần thay đổi (ở đây là trình duyệt re-render) của các đối tượng trong web, như hình ảnh (từ không hiện thành hiện, hoặc hiện và đổi lại kích thước), nội dung văn bản (đổi font chữ, thay đổi kích thước font chữ) trong suốt thời gian trang đang được tải.

Điểm CLS tốt: dưới 0.1 giây.

Xem bài viết hướng dẫn tối ưu Cumulative Layout Shift (CLS)

Với mỗi chỉ số của bộ Core Web Vitals ở trên, để chắc chắn bạn đạt mục tiêu được gợi ý cho người dùng, ngưỡng kiểm tra và xác định chỉ số là khi 75% trang web được tải, chia ra cho thiết bị di động và máy tính.

Top các bài viết được quan tâm nhất hiện nay mà bạn nhất định phải biết:

Tại sao Core Web Vitals quan trọng?

Nếu bạn tìm kiếm “Core Web Vitals” và tìm ra bài viết này trên Code Tốt, hẳn nhiên bạn đã biết ít nhất 1 lý do tại sao chỉ số này lại quan trọng. Dưới đây là các lý do tại sao bạn cần quan tâm và đầu tư vào khắc phục chỉ số Core Web Vitals.

Mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn

Dù bạn muốn tối ưu SEO vì thấy chỉ số Core Web Vitals hiện trong PageSpeed Insight quá thấp, thì thực tế, các chỉ số này là ngưỡng tín hiệu dự báo rõ nhất về những điều khách hàng đang thấy ở website của bạn. Mà bạn biết đấy, nếu trong SEO “Content is King”, thì trong UX, “User-centered Metrics” (tức các chỉ số xoay quanh người dùng) cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và dẫn tới sự khác biệt rõ hơn.

Cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm

Tương tự như bản cập nhật thứ hạng với Mobile Friendly của Google trước đây, giờ đây trải nghiệm người dùng đang trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng được chính Google thừa nhận. Bạn có thể nhận thấy thứ hạng tăng trưởng tốt hơn nhờ vào việc tối ưu chỉ số Core Web Vitals, đặc biệt là trong các lĩnh vực cạnh tranh cao về SEO như bất động sản, thời trang, thẩm mỹ,…

Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals như thế nào?

Do chỉ số Core Web Vitals thể hiện ở 3 tiêu chí kể trên, nhưng các tiêu chí lại có sự ảnh hưởng nhất định lẫn nhau, đặc biệt là phần tài nguyên (file CSS, JS, file media), và cách bố cục sắp xếp, dưới đây là vài mẹo để cải thiện chỉ số này.

Tối ưu ảnh và media

Chỉ số LCP cực kì nhạy cảm với nội dung dạng ảnh và media. Lý do là thông thường không nhiều người nghĩ tới việc nén ảnh dung lượng thấp khi tải lên. Với các khách hàng của Code Tốt, khi mua gói dịch vụ bảo trì website, dịch vụ đã có sẵn gói nén ảnh không giới hạn cực kỳ thuận tiện và giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian.

Nén và gộp các file CSS, JS

Trong các thành phần tải trang, CSS và JS là những tài nguyên quan trọng và cũng thường có dung lượng lớn nhất, dẫn tới tốc độ tải trang chậm. Ngoài ra, Javascript còn đóng vai trò xử lý tương tác người dùng, dễ gây ảnh hưởng tới chỉ số First Input Delay.

Cải thiện tốc độ phản hồi của máy chủ

Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết được nhiều khi chỉ số được cải thiện tốt hơn thông qua việc chuyển máy chủ hoặc nhà cung cấp dịch vụ hosting. Trong trường hợp mà khách hàng của Code Tốt đã gặp, khách chuyển dịch vụ hosting sang Code Tốt và cải thiện 15% chỉ số PageSpeed Insight, và website load cực nhanh dù với 5 nghìn sản phẩm và hàng trăm tác vụ bên dưới vẫn chạy.

Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc đơn vị thiết kế website sử dụng công nghệ cũ cũng ảnh hưởng đáng kể, như thiếu đi các thiết lập caching tốt (LiteSpeed, Memcached, Redis), nén GZIP, các phương án tối ưu tầng máy chủ hay cơ sở dữ liệu.

Hạn chế quảng cáo và các popup

Phần nhiều các chiến dịch marketing có sử dụng popup sẽ gây ảnh hưởng xấu tới Core Web Vitals, nhất là chỉ số CLS. Hạn chế popup, banner quảng cáo hoặc tìm cách delay để hiện ra muộn hơn sau 10 giây sẽ cải thiện chỉ số trên.

Thường xuyên theo dõi và cải thiện Core Web Vitals

Cuối cùng, bạn cần nên nhớ rằng chỉ số Core Web Vitals không cố định, và thường các bên cung cấp dịch vụ tối ưu website sẽ chỉ xử lý một lần vào thời điểm bạn yêu cầu. Việc theo dõi chỉ số này nên sử dụng Google Search Console, ở mục Page Experience (Trải nghiệm Trang). Các gói dịch vụ Bảo trì website có giá từ 350,000đ/tháng trở lên tại Code Tốt sẽ là phương án cực kỳ tiện lợi để đội ngũ chuyên gia về Web Code Tốt xử lý giúp bạn vấn đề này.

Kết luận

Biết đến Core Web Vitals và sử dụng nó để cải thiện trang web là việc cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhãn hàng đang sử dụng website hàng ngày để kinh doanh và giới thiệu thương hiệu.

Nếu bạn còn những băn khoăn xoay quanh câu chuyện cải thiện chỉ số Core Web Vitals, hãy thử cân nhắc dịch vụ chăm sóc và bảo trì website được Code Tốt cung cấp sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất. Đừng ngại liên hệ với Code Tốt và nhận được những tư vấn cần thiết để khắc phục Core Web Vitals nhé.

3.6/5 - (32 bình chọn)

Bài viết liên quan