Với doanh nghiệp bán lẻ, làm website bán hàng online là một hướng đi quan trọng giúp định hình nhận diện thương hiệu và sản phẩm trong con mắt khách hàng. Và làm website bán hàng online như thế nào cho hiệu quả cũng là câu hỏi nhức nhối không của riêng ai. Hãy cùng Code Tốt tìm hiểu ngay nhé!
CÓ THỂ BẠN NÊN BIẾT
Chúng tôi cung cấp Dịch vụ bảo trì website, Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu, cá nhân hoá theo nhu cầu của mỗi cửa hàng và hỗ trợ tốt nhất cho SEO.
Bạn có bao giờ tự hỏi Bảo trì website là gì? Việc bảo trì không chỉ liên quan đến việc duy trì trang web sau khi nó được xây dựng, mà còn liên quan đến việc đảm bảo rằng trang web bán hàng của bạn luôn hoạt động tốt và đáp ứng hiệu quả cho các yêu cầu của người dùng. Bằng cách duy trì và cải tiến thường xuyên, bạn đảm bảo trang web của mình luôn ở tình trạng tốt nhất để tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả cho khách hàng.
Tại sao bạn nên làm website bán hàng online?
Xu hướng của thị trường và người dùng
Đầu tiên, đó là xu hướng của người mua hàng, đặc biệt là thế hệ Gen Z ngày nay. Không kể việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, thậm chí là xuyên biên giới như AliExpress, Taobao,…, thì nhu cầu mua sản phẩm chính hãng từ đơn vị sản xuất hay đơn vị phân phối thông qua website bán hàng online vẫn hoàn toàn tồn tại.
Với vị trí là một chủ shop bán hàng online, bạn hẳn muốn tiếp thị sản phẩm tới càng nhiều kênh khác nhau càng tốt, không chỉ là sàn thương mại điện tử mà cả những kênh mạng xã hội và website. Mô hình bán hàng đa kênh đã trở nên quen thuộc và nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã nhận ra điều này.
Cá nhân hoá việc mua hàng
Thiết kế website bán hàng online ngày nay không còn là chi phí quá cao nữa, mà bạn có thể cân đối ngân sách dựa trên nhu cầu của mình. Thêm vào đó, khả năng cá nhân hoá nội dung và bố cục trên các website bán hàng ngày nay càng thuận tiện và trực quan, giúp bạn lẫn khách hàng đều dễ dàng tiếp cận nội dung về sản phẩm, dịch vụ và tăng tỷ lệ chốt đơn.
Xây dựng website bán hàng trực tuyến không còn quá khó, và các chức năng nhìn chung khá dễ triển khai do có nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm bổ sung (plugin), bao gồm từ trình bày sản phẩm, lựa chọn mẫu mã đa dạng hay tích hợp thanh toán. Chính nhờ vậy, bạn hoàn toàn xác định được customer-journey (hành trình khách hàng) và tìm ra các điểm chạm (touch-point) khiến khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình và gắn bó lâu dài với thương hiệu.
Sự cạnh tranh trong các sàn thương mại điện tử
Với các giới hạn của sàn thương mại điện tử hay các kênh mạng xã hội, không gian trình bày sản phẩm, nội dung sản phẩm không được trau chuốt, có phần phổ thông và không thể hiện đầy đủ thông điệp hay tư vấn sản phẩm.
Mặc dù trên các sàn thương mại điện tử, bạn có khả năng tiếp cận số lượng khách cao hơn, song chưa chắc tỷ lệ chốt đơn đã cao do có nhiều sự lựa chọn tương tự, và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt về giá cả (đôi khi chỉ 1,000đ cũng khiến lựa chọn mua hàng của khách khác nhau).
Ngược lại, trên website bán hàng của bạn, nó hoàn toàn là không gian do bạn trình bày, với sự tư vấn của chuyên gia về Web như Code Tốt thì bạn sẽ thấy không gian đó gây cảm xúc mua hàng, có sự uy tín, thể hiện nội dung đa dạng và cuối cùng là gia tăng khả năng chốt đơn trên web từ khách hàng tiềm năng.
Phân biệt các định dạng website bán hàng
Website phục vụ bán hàng cũng chia ra các phương án triển khai khác nhau.
Website bán hàng thuê định kỳ
Đây là loại hình cho thuê web bán hàng dạng thuê bao tương tự như bạn gia hạn gói Internet trong gia đình. Với loại này, bạn thuê từ các bên dịch vụ khác như Sapo, Haravan, Nhanh.vn để làm một website bán hàng theo mẫu có sẵn với chi phí thấp. Ngoài website, một số bên cũng tích hợp hệ thống quản lý kho và đơn hàng khá thuận tiện, giúp bạn tích hợp cả môi trường bán hàng online và offline vào trong cùng một nền tảng.
Điểm yếu của dịch vụ thuê website này là việc giới hạn khá nhiều khả năng mở rộng chức năng cho website bán hàng, phải đặt bổ sung/chỉnh sửa thì chi phí phát sinh khá cao.
Case study: Code Tốt đã từng gặp là khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ các bên này vì chi phí hàng năm khá lớn mà lại ít được sửa web theo ý mình.
Website bán hàng mua mẫu có sẵn
Loại hình này khá phổ thông và bình dân, chi phí mua mẫu có sẵn từ 300,000đ đến 3 triệu là bạn có thể đẩy sản phẩm lên và bán hàng ngay trên website được rồi.
Điểm yếu là khi bạn gặp các bên không nhận tuỳ biến mẫu (template), hoặc sâu hơn là mua mẫu về nhưng không chuẩn SEO dẫn tới sử dụng website này một thời gian dài, kể cả có tối ưu SEO, nhưng vẫn không thấy có tăng lượng khách truy cập website.
Case study: Code Tốt cũng từng phải hỗ trợ khách hàng bỏ phiên bản giao diện mẫu có sẵn để làm website bán hàng mới với các yếu tố thiết kế và chức năng riêng, giúp khách tối ưu quy trình bán hàng và cải thiện chỉ số SEO tốt hơn.
Thiết kế website bán hàng riêng
Đây là dịch vụ làm website bán hàng nhưng cùng với các công ty thiết kế – như Code Tốt, để lên phương án chi tiết cho website, bao gồm:
- Sitemap website
- Các chức năng bán hàng chính
- Các chức năng tích hợp (vd cổng thanh toán, CRM,…)
Nhờ vậy, đây gần như là một phiên bản duy nhất website thương mại điện tử dành cho thương hiệu của bạn, với sự tư vấn, hỗ trợ, lên phương án triển khai và cuối cùng là ra mắt với nhiều kì vọng nhất.
Chi phí làm website bán hàng
Đầu tiên, là về ngân sách. Website bán hàng trực tuyến thường có ngân sách bao nhiêu? Trên thị trường thiết kế website, bạn có thể tìm thấy các gói dịch vụ thiết kế website bán hàng siêu rẻ, từ 500,000đ – 2 triệu – 5 triệu, thậm chí 10 triệu. Vậy sự khác nhau khi làm website bán hàng tại các công ty thiết kế web là như thế nào?
Thực tế website bán hàng chia làm các loại sau:
- Thuê các mẫu giao diện web bán hàng có sẵn từ các bên cung cấp website bán hàng, có thể tích hợp đa kênh. Chi phí loại này tính theo tháng, thường trung bình từ 50,000đ – 300,000đ/tháng.
- Sử dụng 1 giao diện có sẵn, hoặc 1 dự án có sẵn từ kho thư viện giao diện web bán hàng. Chi phí loại này thường rất rẻ, từ 300,000đ đến 2-3 triệu đồng.
- Thuê thiết kế website bán hàng theo yêu cầu riêng, có chi phí trung bình từ 10 đến 50 triệu, tuỳ theo độ khó yêu cầu về giao diện và chức năng của website.
Chúng tôi khuyên bạn nên:
- Nếu làm website bán hàng lần đầu: thuê các mẫu giao diện website bán hàng có sẵn để tìm hiểu chức năng, cách vận hành, quản lý kho hàng, đơn hàng,…
- Nếu đã có kinh nghiệm ít nhất làm 1 website bán hàng: thuê thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, nghĩ tới phương án mở rộng về cả marketing (content, SEO, chạy quảng cáo) và có kế hoạch bài bản để triển khai.
Xem thêm bài viết đang được quan tâm nhất tại Code Tốt:
- Những yếu tố tạo nên website bán hàng thành công?
- Những tính năng không thể thiếu trong website giới thiệu công ty.
- Các bố cục trình bày website hiện đại không thể bỏ qua!
Sitemap website bán hàng gồm những gì?
Bạn sẽ cần lưu tâm tới những trang sau:
- Trang chủ – Nơi quan trọng nhất, thường bao gồm một số khu vực quan trọng giúp tiếp cận khách hàng ban đầu.
- Trang danh mục sản phẩm – Nơi chứa danh sách sản phẩm, thường kèm bộ lọc và cho phép xem nhiều trang hoặc tải thêm sản phẩm.
- Trang sản phẩm – Nơi hiển thị chỉ 1 sản phẩm, thường bao gồm ảnh dạng slide, thông tin mô tả sản phẩm, các tuỳ chọn sản phẩm (như màu sắc, kích thước), đánh giá sản phẩm, có khả năng thêm vào giỏ hàng và mua hàng ngay trong trang này.
- Trang Giỏ hàng – Nơi hiển thị danh sách các sản phẩm dự kiến mua., có thể thêm bớt sản phẩm, có thể áp dụng mã ưu đãi như giảm giá hay miễn phí ship.
- Trang Thanh toán – Nơi nhập thông tin mua hàng, bao gồm thông tin người mua, địa chỉ ship hàng, lựa chọn hình thức thanh toán. Bấm vào nút Thanh toán thường sẽ chuyển sang cổng thanh toán hoặc sang trang xác nhận đơn hàng (nếu là thanh toán COD hoặc thanh toán chuyển khoản bằng tay).
- Trang Tài khoản – Nơi người dùng có thể tạo tài khoản và đăng nhập để xem danh sách đơn hàng đã mua, điều chỉnh thông tin cá nhân hay thay đổi mật khẩu.
- Các trang chính sách như chính sách bảo mật, chính sách mua hàng, chính sách thanh toán, chính sách giao hàng đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp tiêu chuẩn dịch vụ.
- Trang giới thiệu – Nơi tìm thấy thông tin liên hệ về nhãn hàng và giới thiệu ngắn gọn lịch sử công ty.
Các bước triển khai làm website bán hàng như thế nào?
Để bắt đầu bước vào quy trình thiết kế website bán hàng online, bạn cần phải có một sự chuẩn bị nhất định về ngân sách, nghiên cứu thị trường và sản phẩm, đồng thời hiểu rõ việc làm website bán hàng sẽ có mục tiêu để làm gì.
Chuẩn bị nội dung và cấu trúc
Các công việc chính về phía bạn – là khách hàng có nhu cầu làm web bán hàng, thường bao gồm:
- Chuẩn bị sẵn cấu trúc danh mục sản phẩm dự kiến.
- Chuẩn bị sẵn danh sách sản phẩm (bao gồm tên sản phẩm, các tuỳ chọn sản phẩm như kích thước, hình ảnh sản phẩm, mô tả về sản phẩm) có thể ở định dạng Excel hoặc được xuất ra từ các bản website cũ.
- Chuẩn bị sẵn phần sitemap website bán hàng.
Lựa chọn phong cách thiết kế website bán hàng phù hợp
Bước tiếp theo là bạn lựa chọn phong cách thiết kế website phù hợp với mong muốn của mình.
Nếu là các bên cung cấp giao diện mẫu để bạn chọn và sử dụng luôn, bạn có thể chọn chính xác mẫu sẽ sử dụng.
Với trường hợp thuê thiết kế website bán hàng theo các yêu cầu riêng, bạn nên làm việc với đội ngũ sản xuất để chốt phong cách tham khảo. Một mẹo gợi ý là bạn nên tìm các website cùng ngành hàng và cùng phân khúc khách hàng để đánh giá và tìm hiểu các nội dung trên website. Điều này có ích nếu web bán hàng của bạn ra đời sau và lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, như trong ngành nội thất, shop hoa,…
Ra bản phác thảo ý tưởng
Bước tiếp theo là bạn làm việc cùng chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế website để biến những ý tưởng, hình dung về website bán hàng của bạn thành bản đề xuất dự án (project brief). Bản đề xuất này bao gồm:
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
- Mục tiêu chính của dự án
- Sitemap website
- Các mục trên trang được mô phỏng như thế nào (vd trang chủ gồm những mục gì, bạn lấy mẫu tham khảo ở đâu)
Bản thiết kế hoàn chỉnh
Nếu trong dự định bạn muốn có xem thử thiết kế bằng hình ảnh (1 bản đầy đủ, hoàn chỉnh) mà chưa cần code ngay (và lưu ý thường nó có thể là chi phí riêng cho hạng mục thiết kế website theo yêu cầu), thì bạn sẽ nhận được phiên bản mẫu. Các công ty thiết kế website thường cho phép khách hàng yêu cầu chỉnh sửa khoảng 3-5 lần (gọi là các phiên bản – revision) trước khi chốt mẫu để thực hiện.
Trong thực tế, nếu ngân sách của bạn chưa nhiều và cũng không muốn mất 3-4 tuần ngồi chỉ bình luận với sửa thiết kế, thì bạn nên cân nhắc tới phương án sử dụng bản phác thảo ý tưởng ở bước phía trên để áp dụng vào xử lý luôn. Nó sẽ tiết kiệm của bạn khá nhiều thời gian, đồng thời trong quá trình hoàn thiện phần code của web, bạn cũng có thể chủ động xin thay đổi theo ý muốn cho linh hoạt hơn.
Bản xem thử trên web
Sau bao ngày chờ đợi, bạn sẽ nhận được một đường link xem bản trên web. Bản này sẽ chứa hầu hết những gì mà khách hàng nhìn thấy, trừ việc nội dung khá giống demo và cần bạn tham gia điều chỉnh. Hãy dành thời gian xem kĩ từng trang, đánh giá yếu tố đã phù hợp và cái gì cần điều chỉnh, trong vòng 1 tuần thường hai bên sẽ khớp với nhau các điều chỉnh này để ra phiên bản cuối cùng.
Bạn sẽ nhận được 1 tài khoản quản trị đủ để thực hiện các thao tác quản lý website. Hãy chắc chắn bạn đừng bỏ qua danh sách việc sau đây:
- Điều chỉnh nội dung các trang chính, như trang chủ, trang chính sách, giới thiệu
- Điều chỉnh danh mục sản phẩm
- Điều chỉnh và sắp xếp sản phẩm, từ chọn danh mục, thêm hình ảnh, nhập nội dung, nhập giá, các tuỳ chọn riêng,…
Bản hoàn chỉnh và ra mắt website
Sau khi kết quả điều chỉnh nội dung (mà bạn cũng tham gia) hoàn tất, website đã sẵn sàng và có thể ra mắt. Công việc của nhóm phát triển web sẽ còn tiếp tục với các hạng mục:
- Cập nhật website lên hệ thống hosting – VPS
- Thay tên miền chính thức cho website
- Cấu hình tối ưu website về mặt tốc độ
- Thực hiện các tác vụ bảo mật website, như cài captcha, firewall
- Kiểm tra onpage SEO để đánh giá các vấn đề chưa xử lý
- Gỡ bỏ chặn bot Google
Sau đó, bạn có thể truy cập website bằng tên miền mới và sẵn sàng cho website
Thiết kế website bán hàng hiểu quả chỉ là khởi điểm trong quá trình xây dựng thương hiệu của bạn. Dịch vụ bảo trì website giống như cách bạn nuôi dưỡng và chăm sóc website để nó mang lại ngày càng nhiều hơn sự nhận diện về thương hiệu và sản phẩm công ty. Nếu bạn quan tâm tới dịch vụ bảo trì web, hãy thử cân nhắc dịch vụ chăm sóc và bảo trì website với chi phí rất phù hợp cho mọi doanh nghiệp, được cung cấp bởi Code Tốt nhé.